Cấu tạo của Trái Đất và địa chất hành tinh Địa_chất_học

Cấu tạo của Trái Đất

Bài chi tiết: Cấu trúc Trái Đất
Cấu tạo các lớp của Trái Đất. (1) nhân trong; (2) nhân ngoài; (3) manti dưới; (4) manti trên; (5) thạch quyển; (6) vỏCấu tạo các lớp của Trái Đất. Các đường đi của sóng đặc biệt từ các trận động đất theo quan điểm của các nhà địa chấn học trước đây trong cấu tạo lớp của Trái Đất

Các tiến bộ về địa chấn học, mô hình trên máy tính, và khoáng vật học-tinh thể học ở nhiệt độ và áp suất cao cũng đã cho bức tranh về thành phần và cấu tạo bên trong của Trái Đất.

Các nhà địa chấn học có thể sử dụng thời gian đến của các sóng địa chất phản hồi để hình dung cấu tạo bên trong của Trái Đất. Các khám phá trước đây trong lĩnh vực này cũng đã cho thấy nhân ngoài ở thể lỏng (tại đây sóng ngang (S) không thể truyền qua) và nhân trong ở thể rắn đặc sít. Các phát hiện này đã phát triển mô hình lớp của Trái Đất gồm lớp vỏthạch quyển ở trên cùng, manti ở dưới (được phân chia bởi sự gián đoạn sóng địa chấn ở độ sâu 410 đến 660 km), và nhân ngoài và nhân trong ở bên dưới. Gần đây, các nhà địa chấn có thể tạo ra các bức ảnh chi tiết về tốc độ truyền sóng trong Trái Đất giống như các bức ảnh mà bác sĩ chụp cơ thể người bằng máy quét CT. Các bức ảnh này cho nhiều thông tin chi tiết về cấu tạo của Trái Đất và có thể thay thế mô hình lớp được đơn giản bằng mộ mô hình mang tính động lực hơn.

Các nhà khoáng vật học cũng có thể sử dụng dữ liệu áp suất và nhiệt độ từ các nghiên cứu về địa chấn và mô hình cùng với sự hiểu biết về thành phần nguyên tố cấu tạo nên Trái Đất bằng cách tái tạo các điều kiện này bằng thực nghiệm và đo đạc các biến đổi trong cấu trúc tinh thể. Các nghiên cứu này giải thích các biến đổi hóa học liên quan đến sự gián đoạn địa chấn quan trọng trong manti, và cho thấy các cấu trúc tinh thể học dự đoán trong nhân trong của Trái Đất.

Địa chất học hành tinh

Bề mặt Sao Hỏa được chụp bởi Viking 2 ngày 9 tháng, 1977.

Đầu ngữ geo (γῆ) theo tiếng gốc Hi Lạp hay địa (地) gốc tiếng Trung Quốc có nghĩa là Trái Đất, còn thuật ngữ "địa chất" (geology hay 地质) thường được sử dụng chung với tên của các hành tinh khác khi mô tả thành phần và các quá trình nội sinh của chúng như: "địa chất Sao Hỏa" và "địa chất Mặt Trăng". Các thuật ngữ đặc biệt như selenology (nghiên cứu Mặt Trăng, tức là Nguyệt Học), areology (của Sao Hỏa, Hỏa Tinh Học) cũng được sử dụng.

Cùng với sự tiến bộ về khám phá không gian trong thế kỷ 20, các nhà địa chất đã bắt đầu nghiên cứu đến các hành tinh khác có dạng giống như Trái Đất. Các nghiên cứu này đã sinh ra nhánh địa chất học hành tinh, đôi khi còn được gọi là địa chất học vũ trụ, theo đó các nguyên tắc địa chất học được áp dụng để nghiên cứu các hành tinh khác trong hệ mặt trời. Mặc dù các nhà địa chất học hành tinh cũng quan tâm đến bề mặt của các hành tinh, nhưng chỉ chú ý đến sự sống trong quá khức và hiện tại của các thế giới khác. Điều này đã đặt ra một số nhiệm vụ với mục tiêu (một trong những mục tiêu) là tìm hiểu sự sống trên các hành tinh. Ví dụ như Tàu đáp xuống Phoenix đã phân tích đất ở bắc cực Sao Hỏa để tìm kiếm nước, các hợp chất hóa học và khoáng vật liên quan đến các quá trình sinh học.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Địa_chất_học http://www.mala.bc.ca/~johnstoi/essays/Hutton.htm http://geology.com http://books.google.com/books?id=-AcKAAAAIAAJ&prin... http://books.google.com/books?id=O2YNAAAAYAAJ&prin... http://muslimheritage.com/topics/default.cfm?Artic... http://www.muslimheritage.com/uploads/ibnsina.pdf http://www.uwmc.uwc.edu/geography/hutton/hutton.ht... http://www.egu.eu/ //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12215641 http://pubs.usgs.gov/gip/dynamic/understanding.htm...